Tài Khoản “fake” đánh Sập Tài Khoản Thật Trên Mạng Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
- (CẢNH GIÁC) Cẩn thận với hành vi lừa đảo mới rất tinh vi trên Facebook1
- Xuất hiện kiểu lừa đảo mới qua facebook
1. Hoài Thanh, chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu kể lại bài học đắt giá qua mạng xã hội mà anh vừa là nạn nhân. Một buổi sáng cuối tuần, Thanh cùng nhóm bạn ngồi tại một quán cà phê để giao lưu chia sẻ kinh nghiệm làm ăn. Trên đường về, Thanh nhận được lời mời kết bạn từ mạng Zalo của một người bạn thân, tên “Ngọc Vũ”. Dù hơi thắc mắc vì cậu này dùng nhiều tài khoản, song nhìn ảnh trên avatar thì Thanh không nghi ngờ gì mà nhấn “đồng ý”.
Trong khoảng một giờ đồng hồ, tài khoản “Ngọc Vũ” tiếp tục nhắn cho Thanh bàn thêm về những câu chuyện buổi sáng còn dang dở. Thấy bạn quan tâm đến việc làm ăn, Thanh cũng trả lời rất nhiệt tình. Rồi bất ngờ tài khoản “Ngọc Vũ” hỏi mượn Thanh tiền vì “vừa nhập một đơn hàng lớn, thiếu hơn trăm triệu”. Là chủ doanh nghiệp, Thanh luôn rất cảnh giác trước những việc liên quan đến tiền bạc. Song vì quá tin tưởng bạn bè, Thanh lập tức chuyển tiền vào số tài khoản mà “Ngọc Vũ” nhắn cho.
Buổi chiều Thanh hỏi lại bạn xem đã nhận được tiền chưa thì không thấy tài khoản “Ngọc Vũ” trả lời. Thanh gọi điện thoại hỏi trực tiếp thì mới vỡ lẽ người bạn mình không lập tài khoản Zalo mới và cũng chẳng vay anh xu nào. Thanh phỏng đoán có lẽ trong lúc nói chuyện tại quán cà phê, ai đó đã nghe lỏm được câu chuyện của cả nhóm và biết được tài khoản Zalo của một người trong nhóm. Đối tượng đã lập ngay một tài khoản “fake” để lừa đảo. Cũng do nắm được câu chuyện mọi người đang bàn bạc mà kẻ này dễ dàng chiếm được lòng tin của Thanh.
Hoàng Tú, nhân viên một ngân hàng kể chuyện anh bị lừa một vố cay đắng. Năm nay ngoài 30 tuổi mà chưa có mối tình vắt vai, Tú thường xuyên nhờ bạn bè mai mối, giới thiệu để tìm bạn gái. Tuần trước Tú được dating với một cô gái trẻ, đang công tác tại một viện nghiên cứu. Vài hôm sau, bất ngờ Tú nhận được lời mời kết bạn từ Zalo K.H. của cô gái này.
Hai đối tượng chuyên hack facebook lao động Việt Nam ở Nhật Bản để chiếm đoạt tài sản người thân của họ bị cơ quan công an bắt giữ; lang thang trên mạng dò mật khẩu, Kiều Văn Trung chiếm được tài khoản người khác rồi tống tiền. |
Thấy cô gái xinh xắn, cách nói chuyện dễ chịu nên Tú không ngần ngại đồng ý kết bạn. Tú cũng không để tâm đến việc profile của cô gái này có rất ít thông tin. Sau một thời gian trò chuyện, K.H. cho biết gia đình đang gặp chuyện khó khăn, muốn mượn một ít tiền. Tính vốn thoáng, lại nghĩ K.H. quen biết với bạn thân mình nên Tú không ngần ngại chuyển tiền. Tổng cộng Tú chuyển 3 lần với số tiền gần 30 triệu đồng.
K.H. cũng hứa chỉ mượn trong vòng vài ngày rồi sẽ trả ngay. Thế nhưng ngay sau khi Tú chuyển khoản thì cậu đã bị “block” và không tài nào liên hệ được với K.H. nữa. Hỏi cô bạn thân thì mới phát hiện K.H. mà Tú kết bạn là “fake”, không phải là tài khoản của cô gái kia.
Có thể nói hiện việc sở hữu một tài khoản trên mạng xã hội trở nên cực kỳ phổ biến. Nhất là với những người thường xuyên giao lưu buôn bán trên mạng. Với không ít người, việc sở hữu một số điện thoại gần như chỉ để lập tài khoản, mọi giao dịch thông tin đều qua mạng xã hội. Còn việc liên lạc qua số điện thoại thì rất hạn chế. Việc gần như lệ thuộc hoàn toàn vào tài khoản mạng xã hội khiến không ít người đã phải trả giá.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện các đối tượng có rất nhiều thủ đoạn để lừa đảo chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội. Phổ biến nhất là tạo một tài khoản “fake” rồi sau đó đi kết bạn với chính những người bạn của khổ chủ. Tiếp đó chúng sẽ bịa ra nhiều lý do như bị tai nạn giao thông, bị cướp… để vay mượn tiền. Nạn nhân chỉ biết tài khoản của mình đã bị giả mạo khi bạn bè đồng loạt đến đòi nợ.
Một thủ đoạn cũng khá phổ biến là sử dụng chiêu “phishing”, dẫn dụ người dùng đăng nhập vào một trang web giả mạo để chiếm đoạt ID và mật khẩu. Các đối tượng thường nhắn cho khổ chủ tin lĩnh thưởng, hoặc mời xem clip “hot” và dẫn link đến một trang web có giao diện hệt như trang Facebook. Khi người dùng nhập thông tin thì lập tức sẽ bị đối tượng chiếm đoạt.
Đặc biệt, hiện đã xuất hiện những chiêu trò khiến cho chủ tài khoản Facebook gần như không tránh được việc bị mất tài khoản, dù rất cẩn thận trong việc thao tác trên mạng cũng như lập các lớp bảo mật. Huy Phương, giảng viên khoa công nghệ thông tin trường đại học H. kể lại cho chúng tôi nghe về một vụ việc.
Hacker thường tạo các trang giả mạo yêu cầu xác minh lại tài khoản Facebook để lừa đảo. |
Do quen biết từ trước, tháng 2-2018, một facebooker khá nổi tiếng trong giới nghệ sỹ đã cầu cứu Phương vì bị cướp mất nick. Phương khá ngạc nhiên vì trước đó anh đã dặn bạn mình nhiều phương án bảo mật cho tài khoản, vậy mà vẫn bị “hack”.
Sau nhiều tuần tìm hiểu, Phương được biết “kẻ trộm” vốn có quen biết với nạn nhân. Và đối tượng tỏ ra rất cao tay trong việc “hack”. Đầu tiên hắn lập một tài khoản Facebook giống hệt tài khoản của nạn nhân, hắn copy tất cả thông tin, ảnh của nạn nhân, kết bạn với nhiều người, đồng thời liên tục tương tác trong một thời gian dài. Kẻ trộm cũng chụp được CMND của nạn nhân...
Cho đến lúc cảm thấy ổn, đối tượng liền bỏ tiền thuê một nhóm người liên tục “report” (báo cáo) lên Facebook là tài khoản của nghệ sỹ kia là giả mạo, tài khoản của đối tượng mới là thật. Vì quá nhiều lượt report, phía Facebook đã khóa tài khoản của nghệ sỹ kia.
“Việc đánh sập một tài khoản thật sẽ khiến cho hacker có thêm thời gian để lừa đảo. Bởi nếu chỉ lập tài khoản fake thì khổ chủ có thể nhanh chóng phát hiện, đăng status hoặc gửi thông báo cho bạn bè để cảnh báo” - Huy Phương phân tích. Đã có nhiều trường hợp chủ shop buôn bán trên mạng phải kêu trời vì bị các đối tượng lập Fakebook ảo rồi thuê người đánh sập, hoặc “block” tài khoản thật.
Cũng với thủ đoạn tạo Facebook giả, một đối tượng đã tiến hành đánh sập tài khoản của Phương Anh, một chủ shop chuyên buôn mỹ phẩm ngoại nhập. Từ đó lừa hàng loạt bạn hàng của Phương Anh bằng cách nhắn tin thông báo có hàng mới về, yêu cầu đặt cọc tiền để được mua hàng với giá sale 40-50%, sau đó chiếm đoạt...
2. Theo một lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội, thời gian gần đây, Cơ quan công an đã phát hiện nhiều vụ hack tài khoản, làm giả tài khoản mạng xã hội để tống tiền hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điển hình, tháng 1-2018, Cơ quan Công an làm rõ đối tượng Kiều Văn Trung (21 tuổi, trú tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã hack tài khoản của anh Nguyễn Ngọc T., trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) để đòi tiền chuộc.
Theo đó bằng việc sử dụng phần mềm dò tìm mật khẩu, ngày 1-1-2018, Trung đã đánh cắp được tài khoản Facebook của anh T. Trung yêu cầu anh T. phải cho hắn 800.000 đồng thì mới trả lại tài khoản.
Để tránh bị phát hiện, Trung yêu cầu anh T. chuyển số tiền thông qua việc gửi thẻ cào điện thoại. Về cá nhân chủ nhân tài khoản bị mất, do tâm lý sợ Trung sử dụng tài khoản của mình làm ảnh hưởng đến uy tín, nên anh T. đã phải chấp nhận yêu cầu của Trung, gửi cho đối tượng 4 thẻ cào điện thoại mệnh giá 200.000 đồng/thẻ.
Ngay sau khi nhận được số tiền nạp thẻ từ việc yêu cầu nạn nhân gửi, Trung đã sử dụng số thẻ này để nạp tiền chơi game online hết. Thấy việc kiếm tiền kiểu này quá dễ dàng, Trung tiếp tục ép anh T. phải đưa thêm 1,2 triệu đồng thì mới trả lại. Chiều 4-1, Trung hẹn nạn nhân đến khu vực Bến xe Mỹ Đình để trực tiếp đưa tiền thì bị các trinh sát phát hiện, tóm gọn.
Một nghệ sĩ nổi tiếng bị hack facebook lừa chuyển tiền. |
Trung khai mặc dù không bằng cấp chuyên môn và không có việc làm nhưng do có hiểu biết về công nghệ thông tin, lại có thời gian rảnh rỗi nên anh ta thường lang thang vào mạng xã hội tìm cách dò mật khẩu Facebook của người khác. Sau khi chiếm được tài khoản, Trung đã đổi mật khẩu, lấy thông tin số điện thoại để liên lạc với chủ tài khoản, yêu cầu phải đưa tiền thì mới trả lại tài khoản Gmail, Facebook mà đối tượng đã đánh cắp.
Chỉ huy phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhấn mạnh, hiện nhiều chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội gần như không có ý thức bảo mật, cũng không quan tâm đến việc kiểm chứng thông tin, dẫn đến trở thành nạn nhân của nhiều vụ lừa đảo. Khi lập tài khoản, họ dùng chính số điện thoại của mình đã đành, song khi lập mật khẩu thì cũng dùng luôn tên và ngày tháng năm sinh của mình. Điều này khiến cho hacker rất dễ dò tìm ra được. Bên cạnh đó, việc để lộ quá nhiều thông tin trên mạng cũng khiến cho hacker dễ lập Facebook giả, rồi tìm cách đánh sập.
“Có những trường hợp bị hại lên trình báo mà cán bộ nghe xong chỉ còn nước cười bò. Một chủ shop bán điện thoại di động kể một ngày tự nhiên thấy vợ có Facebook mới, rồi yêu cầu chuyển cho mấy chục triệu đồng. Dù đã thấy nghi nghi, song vì thông tin trùng khớp và anh ta cũng rất sợ vợ nên đã chuyển ngay mà không hề kiểm tra xem đúng sai thế nào” - vị này chia sẻ.
Bên cạnh đó, Cơ quan công an cảnh báo những gia đình có con em đi du học, lao động ở nước ngoài cần hết sức lưu ý khi giao tiếp qua mạng xã hội. Bởi nhiều đối tượng thường nhắm vào những trường hợp này để hack tài khoản nhằm lừa đảo. Thời gian vừa qua, Cơ quan Công an nắm được nhiều thông tin một số du học sinh, người lao động ở Nhật Bản đã bị hacker trộm tài khoản rồi nhắn cho người nhà chuyển khoản. Có người đã chuyển hàng trăm triệu đồng, sau đó mới phát hiện đã bị lừa. Số tiền này đã bị đối tượng chi dùng hết và gần như không có khả năng lấy lại được.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân khi sử dụng mạng xã hội cần hết sức cảnh giác trong việc “public” (công khai) thông tin cá nhân. Đồng thời khi thấy có bạn bè nhờ vay tiền, chuyển tiền thì phải xác tín bằng cách nhắn vào một tài khoản khác, hoặc gọi điện thoại trực tiếp kiểm chứng... Ngoài ra cần đặt mật khẩu có tính bảo mật cao; không nên để theo tên và số điện thoại và càng không nên đưa thông tin quá rõ về hoạt động bản thân tránh bị kẻ gian lợi dụng. Khi thấy có những đường link lạ, hình ảnh lạ dẫn vào trang cá nhân, tốt nhất không nên bấm vào.
Từ khóa » Cách đánh Sập Tài Khoản Zalo
-
Top 10 Cách Danh Sập Zalo Mới Nhất Năm 2022 - EZCach
-
Cách Rip Nick Zalo - Đặng Minh Mẫn Blog
-
Báo Xấu Trên Zalo Có Tác Dụng Gì? Người Khác Có Biết Không? Cách ...
-
Các Cách Hack RIP Nick Zalo Và Cách Phòng Tránh. - NAD Digital
-
Xem Cách Hack Nick Zalo Đơn Giản - Hack Zalo Có được Không?
-
Cách Hack Zalo để Xem Trộm Tin Nhắn Của Người Khác Dễ Dàng Nhất
-
Cách Lấy Lại Tài Khoản Zalo Bị Hack Hoặc Mất Mất Khẩu Vô Cùng đơn ...
-
Cách Xóa Tài Khoản Zalo Của Người Khác - Internet Startup
-
Báo Xấu Trên Zalo Là Gì? Hướng Dẫn Cách Báo Xấu Trên Zalo
-
Cách Hack Zalo Của Người Khác Mà Không Cần Pass điện Thoại
-
Nguyên Nhân Khiến Tài Khoản Zalo Của Bạn Bị Khóa
-
Cách Giải Tán Nhóm Zalo, Xóa Nhóm Chat Zalo
-
Hacker Rao Bán Cách Chiếm đoạt Tài Khoản Zalo: Sự Thật Về Các Lỗ Hổng
-
Zalo Không Vào được, Mất Kết Nối - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục